Hướng dẫn Giới Thiệu Bản Thân khi xin việc

0/5 No votes

Thông báo lỗi

Giới Thiệu Bản Thân

Khi đi xin việc thì chắc chắn bạn sẽ nhận được câu hỏi “bạn hãy giới thiệu về bản thân” – đây là một câu hỏi tưởng chừng như đơn giản nhưng lại chiếm được rất nhiều điểm trong mắt nhà tuyển dụng nếu như bạn trả lời tốt. Dưới đây tôi sẽ bật mí đến bạn những bí quyết giới thiệu bản thân khi đi phỏng vấn xin việc “hạ gục” nhà tuyển dụng.

Một ngày nhà tuyển dụng sẽ phải phỏng vấn rất nhiều người, vậy phải làm sao để bạn có thể trở thành một người thực sự nổi bật và gây ấn tượng tốt trong mắt nhà tuyển dụng? Hãy theo dõi ngay bài viết dưới đây để được chia sẻ những cách giới thiệu bản thân sao cho ấn tượng và không bị quá nhàm chán.

Tầm quan trọng của giới thiệu bản thân khi phỏng vấn xin việc

Bước đầu tiên để chinh phục được nhà tuyển dụng đó là việc bạn giới thiệu bản thân như thế nào. Việc giới thiệu bản thân sẽ là bước đặt viên gạch đầu tiên để chinh phục nhà tuyển dụng và ấn tượng ban đầu này sẽ hình thành trong chỉ khoảng 1 phút đầu nhưng sẽ có thể kéo dài mãi về sau.

Khi bắt gặp câu hỏi của nhà tuyển dụng “bạn hãy giới thiệu đôi chút về bản thân” thì không ít bạn lúng túng chỉ đưa ra những thông tin cơ bản hoặc những thông tin mà ai cũng đã từng nói trước đó rồi thì sẽ rất dễ gây nhàm chán trong mắt nhà tuyển dụng. Bởi trong một buổi tuyển dụng họ đã phỏng vấn rất nhiều ứng viên, do đó điều bạn cần làm lúc này là màn giới thiệu bản thân gây thu hút nhà tuyển dụng, để họ có hứng thú phỏng vấn thêm về bạn và gây được ấn tượng tốt. Khi đó cơ hội trúng tuyển của bạn chắc chắn sẽ cao hơn.

Những điều nên làm và không nên làm khi giới thiệu bản thân

Có thể thấy rằng việc giới thiệu bản thân là một bước đệm rất quan trọng trong buổi phỏng vấn. Do đó, để hoàn thành tốt phần này bạn cần phải nắm được những điều nên làm và không nên làm khi giới thiệu bản thân nhé.

Những điều nên làm khi giới thiệu bản thân

Dưới đây là một số điều bạn nên làm khi giới thiệu bản thân mà bạn có thể tham khảo:

Giới thiệu ngắn gọn

Tùy theo vị trí công việc, thời lượng buổi phỏng vấn và nhà tuyển dụng mà mỗi cuộc phỏng vấn sẽ có thời gian khác nhau. Tuy nhiên, thông thường một buổi phỏng vấn sẽ khoảng 30 phút. Mà việc giới thiệu bản thân chỉ là một câu hỏi rất nhỏ trong số các câu hỏi mà nhà tuyển dụng sẽ hỏi bạn trong buổi phỏng vấn. Do đó, khi được yêu cầu giới thiệu bản thân bạn chỉ nên dành 2-3 phút cho câu hỏi này.

Tuy nhiên, việc dành thời gian ngắn để giới thiệu bản thân không có nghĩa là bạn sẽ giới thiệu một cách sơ sài và qua loa. Bởi đây sẽ là phần quyết định khá nhiều đến sự hứng thú của nhà tuyển dụng dành cho bạn. Do đó, tuy rằng giới thiệu bản thân yêu cầu ngắn gọn nhưng bạn vẫn phải đảm bảo một số yếu tố sau đây:

- Họ tên bạn là gì? Bạn bao nhiêu tuổi

- Kinh nghiệm bản thân đối với vị trí đang tuyển dụng như thế nào

- Những hoạt động, giải thưởng mà bạn đạt được (nếu có)

- Điểm mạnh của bạn là gì, tại sao bạn lại phù hợp với vị trí đang tuyển dụng

- Tại sao bạn lại chọn công việc này và bạn mong muốn được nhận điều gì từ công việc này.

Thể hiện sự trung thực

Khi đi phỏng vấn thì cần đảm bảo yếu tố trung thực, những điều bạn giới thiệu về bản thân là sự thật, cũng đừng cố lừa nhà tuyển dụng nhé. Nếu như nhà tuyển dụng có hứng thú với những thứ bạn đang giới thiệu về bản than thì họ sẽ hỏi sâu hơn về những kinh nghiệm hay những hoạt động, giải thưởng mà bạn đạt được. Còn nếu như bạn đang cố tình lừa nhà tuyển dụng để tang bốc bản thân lên thì chắc chắn họ sẽ nhận ra sự lúng túng trong câu trả lời của bạn. Đây là một điều rất quan trọng mà bạn nên nhớ khi tham gia các buổi tuyển dụng.

Ngoài ra, nhà tuyển dụng cũng có thể dễ dàng xác thực được tính chính xác của các thông tin mà bạn đưa ra ở trong phần tham chiếu. Nếu như họ phát hiện ra bạn đang nói dối thì liệu rằng họ có còn muốn tuyển bạn nữa không? Chắc chắn là không rồi.

Thế nhưng nhiều bạn khi đi phỏng vấn thường lo sợ liệu rằng khi giới thiệu bản thân mình là một người non kinh nghiệm hay không có bất cứ hoạt động, giải thưởng nổi bật nào mà nói thật ra như vậy thì nhà tuyển dụng có lựa chọn bạn hay không? Đừng quá lo lắng, bởi trước khi gọi bạn đến phỏng vấn chắc chắn họ đã xem qua các thông tin của bạn rồi, họ cảm thấy bạn có phần nào đó phù hợp với công việc thì họ mới gọi bạn đến phỏng vấn. Điều quan trọng khi này là bạn cẩn phải thể hiện được thái độ trung thực của bạn.

Có 2 yếu tố chính để nhà tuyển dụng đánh giá ứng viên đó là kinh nghiệm và thái độ, nếu như kinh nghiệm bạn còn ít thì bạn cần phải cho họ thấy được thái độ tích cực, hào hứng, chủ động trong công việc. Đây cũng là một cách gây ấn tượng tốt đối với nhà tuyển dụng khi giới thiệu bản thân.

Thể hiện sự khiêm tốn

Khi giới thiệu bản thân bạn vừa phải thể hiện được sự trung thực và vừa phải thể hiện được sự khiêm tốn, bới không một ai thích một người khoe mẽ, chỉ biết “nổ” cả. Do đó, bạn phải học cách làm sao không thể hiện sự khoe khoang nhưng vẫn cho thấy được bạn là một người có khả năng và tố chất thực sự. Sự khiêm tốn cần phải được rèn luyện từ trong suy nghĩ của chính bạn,bạn hãy tự tin vào bản thân nhưng đừng nên tự phụ vào những gì mà mình đã đạt được.

Có thể bạn là một ứng viên rất có tố chất thế nhưng cũng có không ít người cũng người năng lực như bạn, thậm chí hơn bạn và thái độ thì lại rất tốt. Do đó, khi giới thiệu bản thân bạn hãy tập trung giới thiệu về mình giọng điệu trung tính, không nên quá phấn khích hay cao giọng. Bạn cũng chỉ nên tập trung nói về mình và hạn chế hạ thấp người khác ngay cả khi nhà tuyển dụng có hỏi “Tại sao chúng tôi lại nên chọn bạn thay vì chọn người khác”.

Những điều không nên làm khi giới thiệu bản thân

Để cho phần giới thiệu bản thân được tốt nhất thì bạn cần tránh một số điều sau đây:

Không biết nói gì

Một số bạn khi đi phỏng vấn thường không biết nói gì và cảm thấy rất khó khăn trong phần giới thiệu bản thân. Đôi khi chỉ biết giới thiệu tên, tuổi xong là không biết nói gì tiếp theo. Đây là một khá tối kỵ trong phỏng vấn và tuyệt đôi không được để thời gian chết. Do đó, trước khi đi phỏng vấn bạn cần tham khảo và chuẩn bị thật kỹ phần này nhé, hãy tận dụng từng giây từng phút để giới thiệu về bản thân một cách trôi chảy và mạch lạc.

Luôn theo một form mẫu cơ bản

Nếu như bạn là nhà tuyển dụng và khi gặp ứng viên nào cũng có phần giới thiệu bản thân kiểu “Tên tôi là..., năm nay tôi...tuổi, điểm mạnh của tôi là, kinh nghiệm của tôi là…” thì liệu rằng bạn có còn hứng thú để đi vào những phần tiếp theo không? Chắc chắn là không, nhà tuyển dụng sẽ cảm thấy rất nhàm chán và không tập trung vào câu trả lời của bạn. Do đó, khi giới thiệu bản thân hãy tạo ra một dấu ấn riêng, đừng mãi theo một motif cơ bản.

Hoặc bạn cũng có thể gây ấn tượng bằng giọng nói, cách nhấn nhá, ngắt nghỉ và nên lưu ý thay đổi cấu trúc câu liên tục, tránh lặp lại quá nhiều lần. Đây là một lưu ý khi giới thiệu bản thân rất hay và thông minh nhưng không phải ai cũng có thể nghĩ tới.

Quá khoa trương

Tự tin là một điều rất tốt nhưng tự tin quá đà sẽ khiến bạn trở thành một người quá khoa trương, làm lố khi phỏng vấn. Điều bạn cần gây ấn tượng với nhà tuyển dụng là đúng nhưng mà quá khoa trương thì không nên. Bởi có thể bạn sẽ bị lộ tẩy sự khoa trương quá mức nếu như được các nhà tuyển dụng hỏi sâu hơn đó.

Những nội dung bạn cần giới thiệu bản thân khi đi phỏng vấn

Phần giới thiệu bản thân chỉ chiếm vài phút ít ỏi, vậy thì bạn nên giới thiệu những phần nào để vừa đủ thông tin mà lại ngắn gọn? Dưới đây là một số nội dung bạn cần giới thiệu bản thân khi tham gia phỏng vấn.

Cảm ơn nhà tuyển dụng đã tạo cơ hội phỏng vấn

Đây là điều đầu tiên cần làm khi bắt đầu giới thiệu bản thân, có lẽ khá nhiều bạn sẽ bỏ quên phần này và cảm thấy thật thiếu sót đúng không nào. Vậy thì hãy note ngay lại để chuẩn bị phần này vào buổi phỏng vấn nhé.

Vậy tại sao lại phải cảm ơn nhà tuyển dụng tạo cơ hội cho bạn tham gia phỏng vấn? Bởi việc cảm ơn đó sẽ giúp bạn thể hiện sự tự tin và thái độ chân thành hơn. Và việc cảm ơn cũng sẽ giúp bạn thể hiện sự chuyên nghiệp, đem lại cảm giác đáng tin cậy cho nhà tuyển dụng.

Dưới đây là một ví dụ về lời cảm ơn để cho nhà tuyển dụng thấy được sự chân thành, không quá ngượng ngùng khi cảm ơn của bạn:

Trước khi giới thiệu bản thân, cho phép em được gửi lời cảm ơn chân thành đến anh chị đã cho em cơ hội được ngồi đây và tham gia buổi phỏng vấn ngày hôm nay để có thể có được cơ hội chạm gần hơn tới công ty.

Giới thiệu họ tên, tuổi đầy đủ và bí danh (nếu có)

Ngay sau lời cảm ơn thì bạn hãy bắt đầu giới thiệu tên, tuổi đầy đủ và bí danh (nếu có). Việc giới thiệu tên, tuổi sẽ giúp cho nhà tuyển dụng có thể dễ dàng xưng danh với bạn hơn. Việc xưng danh đó sẽ giúp cho bạn có cảm giác thoải mái, bình tĩnh hơn trong khi phỏng vấn.

Bạn có thể giới thiệu như sau: “ Em xin tự giới thiệu em tên là Nguyễn Thị Hằng, năm nay em 24 tuổi và ở nhà mọi người thường gọi em là Song Nhi. Đây là biệt danh mà em rất thích và mọi người thường gọi em với cái tên thân thương đó bởi vì mọi người thích cá Song và lại luôn coi em là cô gái bé bỏng ạ”.

Với cách giới thiệu trên chắc chắn nhà tuyển dụng sẽ gọi bạn là Song Nhi và tạo ra cảm giác thoải mái, thân thiết hơn trong quá trình phỏng vấn.

Giới thiệu trường đại học và chuyên ngành học

Một trong những nội dung bạn cần đề cập trong phần giới thiệu bản thân đó là trường đại học và chuyên ngành cụ thể mà bạn đã theo học trước đó. Nếu như chuyên ngành đó đúng với vị trí công việc mà bạn đang ứng tuyển thì chắc chắn đó sẽ là điểm cộng. Còn nếu như nó không đúng với vị trí đang ứng tuyền thì cũng không sao cả. Khi đó bạn hãy nêu rõ quan điểm và định hướng tương lai của bạn, để cho nhà tuyển dụng thấy sự quyết tâm thay đổi và định hướng đúng đắn đó.

Ví dụ bạn có thể giới thiệu như sau “ Mặc dù em đã theo học 4 năm chuyên ngành Marketing nhưng sau khi được tiếp xúc với content em đã nhận ra đam mê thực sự của em là viết content và em mong muốn được phát triển hơn ở vị trí này. Em đã đăng ký ứng tuyển vị trí này vì đam mê bản thân và rất phù hợp với định hướng phát triển tương lai của em”

Yên tâm đi, chắc chắn với câu trả lời trên bạn sẽ gây được sự ấn tượng nhất định đối với nhà tuyển dụng.

Giới thiệu về kinh nghiệm làm việc

Việc giới thiệu kinh nghiệm làm việc là điều được nhà tuyển dụng khá quan tâm và nó cũng là một trong những yếu tố để phân biệt giữa các ứng viên với nhau. Nếu như bạn là người đã có nhiều kinh nghiệm làm việc thì nên chọn lọc thông tin khi nói và lựa chọn các vị trí thực sự nổi bật, hơn nữa bạn cũng có thể nói về một số dự định đặc biệt của bản thân, các kinh nghiệm phù hợp nhất với vị trí bạn ứng tuyển. Còn nếu như bạn là sinh viên mới ra trường hoặc vẫn còn ít kinh nghiệm thì hãy giới thiệu một số hoạt động xã hội mà bạn đã tham gia, những hoạt động đó đã mang lại cho bạn những kinh nghiệm và kỹ năng sống như thế nào.

Ví dụ nếu bạn là một sinh viên mới ra trường, có thể giới thiệu như sau: “Em là sinh viên vừa mới tốt nghiệp trường A, trong thời gian theo học tại trường ngoài việc học em có đi làm nhân viên phục vụ cho một nhà hàng. Nhờ đó em đã học được tính tỉ mỉ, sạch sẽ và cởi mở hơn trong giao tiếp. Bên cạnh đó, em cũng có tham gia một số hoạt động tình nguyện như “Trung thu cho em”, “Hiến máu nhân đạo”. Em tin rằng những kinh nghiệm em tích lũy được trong quá trình học tập cũng như những kinh nghiệm sống sẽ giúp em có thể đảm nhiệm tốt được vị trí này.”

Điểm mạnh và điểm yếu

Nếu như bạn đã dành quá nhiều thời gian để giới thiệu về kinh nghiệm bản thân và chia sẻ những hoạt động xã hội thì có thể lướt qua phần này. Còn nếu như bạn vẫn muốn đề cập tới phần này thì hãy chọn lọc thông tin và chỉ nêu ra những gì thật sự nổi bật và liên quan tới vị trí ứng tuyển.

Phần lớn những bạn sinh viên mới ra trường hay những bạn còn ít kinh nghiệm sẽ lựa chọn phần này để làm điểm nhấn trong cách giới thiệu bản thân của mình. Đây sẽ là một yếu tố để nhà tuyển dụng cân nhắc lựa chọn người phù hợp nhất cho vị trí ứng tuyển.

Nguyện vọng, mục tiêu nghề nghiệp của bạn là gì?

Đây cũng là phần rất được nhà tuyển dụng quan tâm đó, thông qua những nguyện vọng và mục tiêu nghề nghiệp của bạn thì nhà tuyển dụng sẽ xem xét liệu rằng bạn có thực sự là ứng viên phù hợp với định hướng phát triển của công ty hay không.

Phần lớn các bạn khi đi phỏng vấn thường đưa ra nguyện vọng là: Lương cao, môi trường làm việc năng động, thân thiện, có cơ hội phát triển tốt, sếp dễ tính,...Đây đều là những mong muốn rất chính đáng và nếu như bạn có thể tìm được một công việc như vậy thì quả là một công việc lý tưởng. Thế nhưng khi nêu nguyện vọng các bạn nên thực tế hơn và cân nhắc đề đạt một số thứ bạn thực sự thấy quan trọng.

Ví dụ bạn có thể nêu như sau: “Sau khi tìm hiểu về vị trí công việc cũng như môi trường làm việc của công ty, em thực sự muốn được có cơ hội làm việc với anh chị tại công ty A với vị trí content”.

Gửi lời cảm ơn để kết thúc phần giới thiệu bản thân

Để cho phần giới thiệu bản thân không bị cụt ngủn và đảm bảo tính chuyên nghiệp thì sau khi giới thiệu xong các thông tin cá nhân đừng quên gửi lời cảm ơn đến nhà tuyển dụng nhé.

Bạn có thể gửi lời cảm ơn như sau:” Trên đây là những thông tin cá nhân mà em muốn chia sẻ đến anh chị để anh chị có thể hiểu thêm về mình. Em cảm ơn anh chị đã lắng nghe và cho em có cơ hội ngồi phỏng vấn tại đây ngày hôm nay. Em cảm thấy rất vui vì điều này”.

Như vậy là trên đây tôi đã chia sẻ đến bạn cách giới thiệu bản thân gây ấn tượng với nhà tuyển dụng. Hy vọng sau bài viết trên đây bạn có thể tự tin giới thiệu bản thân trước nhà tuyển dụng và thuyết phục họ nên chọn bạn. Hãy thật bình tĩnh và tự tin để thể hiện bản thân tốt nhất nhé. Chúc các bạn thành công.

Subscribe
Notify of
guest
0 Comments
Oldest
Newest Most Voted
Inline Feedbacks
View all comments